Bạn có làm được “nhạc trưởng” thành công không?

Nếu muốn trở thành một người trưởng nhóm, năng lực và kinh nghiệm của bạn do đó phải là thước đo đánh giá nhưng không phải cứ giỏi là có thể lãnh đạo tốt những người


Làm việc theo nhóm đã trở thành một nét văn hóa mới nơi công sở, mang giá trị gắn kết các cá nhân rất cao. Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Tuy nhiên, dù làm việc theo nhóm hay chăng nữa cũng cần phải có một người “nhạc trưởng” để gắn kết và lắp ráp mọi việc. Bạn có đủ khả năng gánh lấy trách nhiệm này?
Ai cũng biết để thực hiện những công việc có quy mô, vai trò của một người chủ chốt đứng đầu rất quan trọng. Nhóm làm việc càng lớn thì càng phải có tổ chức. Trưởng nhóm có vai trò chính là giám sát, điều phối và dẫn dắt nhóm thực hiện công việc được giao.

Công ty của Ngân chuyên hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, do vậy, giải quyết công việc theo nhóm đã trở thành một đặc trưng và thói quen trong cung cách làm việc của Ngân cũng như các đồng nghiệp. Ngân kể hồi mới đầu thành lập công ty, nhận dự án về, tất cả mọi người đều chung sức vào cùng làm, đoàn kết nhưng mọi việc cứ rối tinh rối mù lên vì chẳng ai chịu nghe ai. Ai cũng đưa ra ý tưởng để thực hiện và cho rằng ý tưởng đó khả thi hơn hẳn. Khổ nhất là khi có một lúc nhiều chương trình phải “chạy” là y như rằng công ty như cái chợ. Cuối cùng, giám đốc của Ngân phải phân thành từng nhóm đảm trách những lĩnh vực chuyên biệt dù tất cả đều liên quan đến truyền thông. Mỗi nhóm cử ra một người đứng đầu làm trưởng nhóm. Ngân bảo nhờ thế công việc mới trở nên có quy trình rõ ràng, ý tưởng của bất cứ ai cũng đều được lắng nghe thấu đáo và xem xét, các dự án hoàn thành đúng hẹn, hiệu quả cao và tất nhiên khách hàng hài lòng hơn trông thấy.

Trên thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp chưa xác định rõ cho nhân viên hiểu trưởng nhóm có vai trò như thế nào. Thường ở các doanh nghiệp nhỏ, nơi chưa có hệ thống đánh giá năng lực của nhân viên rõ ràng, những nhân viên kỳ cựu hoặc nhỉnh hơn về trình độ kỹ thuật sẽ được cất nhắc làm trưởng nhóm. Nếu bạn được thăng chức tùy tiện dễ khiến nhiều thành viên trong nhóm không phục bạn và mất niềm tin vào cấp quản lý. Công việc trong nhóm sẽ trở nên không suôn sẻ. Có thể sẽ xuất hiện những va chạm ngấm ngầm trong nhóm và tất nhiên họ “bằng mặt mà không bằng lòng.” Những thành viên xuất sắc cố gắng chứng tỏ bản thân bằng cách chống lại lệnh hay tranh cãi với trưởng nhóm. Nhóm mất đi tinh thần cộng tác.

Hoàng là một kỹ sư giỏi, nhiều kinh nghiệm và là lão làng trong nghề. Từ ngày lên làm trưởng nhóm dự án, “phong độ” của Hoàng không còn được như trước nữa. Vốn không quen và đảm trách nổi vai trò lãnh đạo nên dù nhóm chỉ có mấy người nhưng Hoàng cũng không thể quản lý thấu đáo mọi việc. Anh luống cuống ngay cả khâu phân phần việc cho từng thành viên trong nhóm và lắp ráp kết quả mỗi người lại với nhau. Mất nhiều thời gian để tập tành lãnh đạo, Hoàng không còn hơi sức nghĩ ra ý tưởng hay sáng tạo ra cái gì nữa. Cuối cùng, anh phải trình bày với giám đốc để xin được trở về làm nhân viên bình thường.

Nếu muốn trở thành một người trưởng nhóm, năng lực và kinh nghiệm của bạn do đó phải là thước đo đánh giá nhưng không phải cứ giỏi là có thể lãnh đạo tốt những người khác. Yêu tố chính đối với trưởng nhóm không phải là khả năng. Khi quyết định chuyển qua làm trưởn nhóm nghĩa là một nhân viên bình thường đã bắt đầu bước vào con đường quản lý. Khi đó, yêu cầu đặc thù cho vị trí này nghiêng về kỹ năng “mềm” hơn, như kỹ năng giao tiếp, quản lý nhân sự, hoạch định, giải quyết vấn đề và ra quyết định… Thế nhưng, tâm lý chung của nhân viên làm phần mềm là trưởng nhóm lúc nào cũng phải giỏi kỹ thuật hơn mình thì mới phục. Sự kỳ vọng không hoàn toàn đúng này thực tế đã làm phát sinh nhiều mâu thuẫn trong nhóm.

Để giải quyết vấn đề và ra quyết định cho nhóm, trưởng nhóm không cần phải thực sự giỏi hơn tất cả các thành viên trong nhóm về kỹ thuật. Trưởng nhóm chỉ cần một nền tảng hiểu biết kỹ thuật về căn bản, đủ để phán đoán tình huống, cũng như đảm trách công việc trực tiếp hằng ngày. Nên nhớ, trưởng nhóm không có nghĩa là quản lý toàn thời gian. Trưởng nhóm cũng phải làm công việc trực tiếp như các thành viên khác. Hợp lý nhất là nên dành tối đa 70% thời gian cho công việc chuyên môn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *