Xây dựng quan hệ với giới truyền thông như thế nào?

Giữ nguyên lập trường khi bị hỏi, góp ý hay những lời bàn tán. Là một chuyên gia không có nghĩa lĩnh vực


Hầu hết các ông chủ đều đồng ý rằng tiếp thị hình ảnh công ty là một ý tưởng thông minh. Tuy nhiên, lại có rất ít người hiểu và tận dụng một công cụ hữu hiệu lại tốn ít tiền đó là giới truyền thông.

Giới truyền thông cần những nguồn thông tin để có thể làm việc. Để trở thành một chuyên gia cung cấp thông tin cho giới truyền thông là một cách hay để nâng cao tầm nhìn, sự tín nhiệm, cùng với đó là khả năng diễn thuyết những ý tưởng của bạn. Và khi những ý kiến đóng góp của bạn thực sự có giá trị liên quan đến xu hướng, sản phẩm, dịch vụ, kiến thức của bạn sẽ được thể hiện hết mức. Điều này có sức ảnh hưởng lớn hơn cả những chiến lược quảng cáo đắt tiền. Được xuất hiện trên truyền thông, bạn sẽ sẽ mở ra một chiến dịch mới để tiếp cần người tiêu dùng, và tiếp xúc với họ theo một cách khác.

Vậy, làm thế nào để xây dựng mối quan hệ hữu ích này? Dưới đây là một vài ý kiến quan trọng giúp bạn đạt được điều bạn muốn.

1. Cho họ biết bạn luôn có mặt

Bạn không cần một kế hoạch đắt đỏ để trở thành chuyên gia cung cấp thông tin cho các nhà báo. Bạn chỉ cần gọi điện cho họ, giới thiệu bạn là ai và đưa ra một số gợi ý cho những vấn đề nóng hổi mà bạn nắm rất rõ. Thông tin bạn đưa ra càng chi tiết, sâu sắc và có tính thời sự, lập tức bạn sẽ được họ chú ý. Và việc sau đó là bạn sẽ nằm trong danh sách những chuyên gia của phóng viên và chờ đợi cơ hội tiếp theo.

2. “Làm bài tập về nhà”

Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông đòi hỏi bạn phải trau dồi kiến thức thường xuyên. Bạn phải thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những câu chuyện, những vấn đề bạn sẽ nói. Để làm được những điều này, việc bạn cần làm là đọc, nghe, tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nói chung, chính xác bạn phải trở thành chuyên gia về những vấn đề bạn cần nói.

3. Học cách truyền đạt

Mục đích của báo chí là cung cấp thông tin nhưng dưới dạng ngắn gọn. Vì vậy, hãy trình bày câu chuyện của bạn thật đơn giản, dễ hiểu. Đừng để các nhà báo, phóng viên phải mất nhiều công biên tập hay lựa chọn ý kiến cho bạn. Nói chung, nó không đơn giản chỉ là nói ra những điều bạn biết, mà còn là sự hiểu biết của bạn. Vì vậy, nói sao cho ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn là những điều bạn cần học.

4. Phản ứng nhanh chóng

Nếu bạn làm việc với giới truyền thông, một điều bạn cần phải nắm rõ đó là cập nhật và phản hồi nhanh chóng. Bạn có thể biết rất rõ về vấn đề đó, nhưng bạn không cung cấp kịp thời cho các nhà báo, bạn cũng sẽ nhanh bị lãng quên thôi.

5. Trung thành với những điều bạn biết

Giữ nguyên lập trường khi bị hỏi, góp ý hay những lời bàn tán. Là một chuyên gia không có nghĩa lĩnh vực nào bạn cũng biết rõ. Vì vậy, nếu bạn không biết đừng e ngại khi nói “Thực sự tôi chưa rõ về vấn đề này”.

6. Không bịa đặt

Đừng bao giờ có ý định lừa phỉnh hay bóp méo sự thật. Danh tiếng là thứ quan trọng nhất đối với các phóng viên, nói đúng hơn nó được hiểu là sự an toàn trong nghề nghiệp. Tổn hại niềm tin của nhà báo đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có những cơ hội tiếp theo được làm việc với họ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *