Mẹo xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi

Educating: Sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu những khó khăn hiện tại…, hãy bắt đầu đưa ra những giải pháp cho khách hàng. Phần quan trọng nhất của


Nếu DN đang tìm kiếm những chuyên viên bán hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần thì hãy tìm những người có phẩm chất gói gọn trong chữ Pride – Niềm kiêu hãnh. Những phẩm chất sẽ giúp họ thành công trong công việc và hoàn thành tốt các chỉ tiêu bán hàng của công ty.

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên bán hàng giỏi
Nếu DN đang tìm kiếm những chuyên viên bán hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần thì hãy tìm những người có phẩm chất gói gọn trong chữ Pride – Niềm kiêu hãnh. Những phẩm chất sẽ giúp họ thành công trong công việc và hoàn thành tốt các chỉ tiêu bán hàng của công ty.

PRIDE bao gồm: Proven (thành tích được chứng minh); Respecful (biết tôn trọng); Innovative (có tính sáng tạo); Decisive (khả năng đưa ra quyết định) và Enthusiastic (sự nhiệt tình).

Proven: Đã có những thành tích bán hàng nổi bật trong quá khứ. Được người khác công nhận (đồng nghiệp, người quản lý, khách hàng…). Đặc biệt là phong cách phục vụ/kỹ năng bán hàng.

Respectful: Một chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp phải thể hiện sự tôn trọng ở hai vị trí. Trước hết anh ta phải tôn trọng người khác – đặc biệt phải tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp. Biết lắng nghe khách hàng, không ngắt lời, tranh cãi hoặc to tiếng trước mặt khách hàng với bất cứ lý do gì. Anh ta phải biết quên cái “tôi” và luôn nhớ rằng ai cũng có những đóng góp nhất định trong tổ chức ở mỗi vị trí khác nhau. Một chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp cũng cần tôn trọng chính bản thân, tức biết quý trọng sức khỏe, những nhu cầu cá nhân và có trách nhiệm với gia đình.

Innovative: Là người sáng tạo và có khả năng xử lý tình huống. Họ có thể nhanh chóng nhận dạng tình huống, nhu cầu của khách hàng và mau chóng đề xuất giải pháp giúp khách hàng đạt được mong muốn.

Decisive: Khả năng quyết định là một đặc tính cực kỳ quan trọng của người bán hàng, bởi vì họ không thể chờ đợi khách hàng đưa ra quyết định mua nếu bản thân họ không thể quyết định điều gì! Đây là những người bán hàng có khả năng nhận diện được khách hàng tiềm năng trong đám đông.

Enthusiastic: Công ty cần những nhân viên luôn cảm thấy hứng thú với công việc và cách làm, trong họ có sự tò mò không ngừng và luôn tìm cách học hỏi, rèn luyện. Sự nhiệt tình xuất phát từ niềm tin rằng họ có thể làm điều gì đó khác biệt, có thể mang lại những lợi ích nào đó cho khách hàng khi quyết định giao dịch với mình.

PRIDE – Niềm kiêu hãnh là những cảm giác tốt đẹp về công việc của mình. Đó là niềm tin vào bản thân và khả năng có thể hoàn thành chỉ tiêu bán hàng trong mọi hoàn cảnh. Đó là sự hài lòng với bản thân và môi trường làm việc, không ngại phục vụ khách hàng. Đó là ghi nhận những tính cách và sự đóng góp của cá nhân trong khi tôn trọng giá trị của tập thể.

Xây dựng nhóm nhân viên bán hàng

SALES: Công thức bán hàng thành công
Có nhiều kỹ năng khác nhau trong sales, cần được huấn luyện và thực hành liên tục mới giỏi được, nhưng nếu nắm được công thức, khả năng thành công sẽ cao hơn. Công thức chung của sales rất dễ nhớ, nó nằm ngay chính trong chữ SALES, bao gồm:
S: SMILING
A: ASKING
L: LISTENING
E: EDUCATING
S: SELLING

Smiling: Đừng cố phải bán được hàng ngay, tốt nhất dành thời gian (có thể 5 phút, cũng có thể 30 phút nếu cần) để làm bạn với khách hàng trước. Khách hàng sẽ rất thích nếu dành cho họ những lời khen trong những phút xã giao này (quần áo, trẻ con, khu vườn hay cách bài trí trong phòng…). Nhớ là khen một cách chân thành, không lộ liễu,

Asking: Đây là phần quan trọng nhất trong SALES: đặt câu hỏi để biết hoàn cảnh hiện tại của khách hàng, những khó khăn, vướng mắc, những kế hoạch…Nhưng nhớ khách hàng không thích bị hỏi kiểu thẩm vấn. Thông thường theo quy tắc 80/20 – khách hàng phải nói 80% thời gian của buổi gặp, còn bạn chỉ nói 20% thôi. Muốn vậy, bạn phải chuẩn bị trước danh sách các câu hỏi khi gặp khách hàng…

Listening: Kỹ năng khó nhất cần có của một người bán hàng giỏi là biết lắng nghe. Nghệ thuật nghe một cách chia sẻ, thấu hiểu, khuyến khích khách hàng cởi mở trao đổi…Người bán hàng giỏi không phải là người nói giỏi mà phải biết nghe giỏi (đó là sự khác nhau khi bán sản phẩm tài chính/ngân hàng/tiêu dùng…và sản phẩm “sơn đông mãi võ”).

Educating: Sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu những khó khăn hiện tại…, hãy bắt đầu đưa ra những giải pháp cho khách hàng. Phần quan trọng nhất của kỹ năng này là phải biết tạo ra nhu cầu để bán, vì phần lớn khách hàng không hiểu tại sao họ phải cần sản phẩm/dịch vụ. Do vậy phải cung cấp thông tin, khơi gợi nhu cầu cho họ…

Selling: Sau khi làm tốt các kỹ năng trên, thì phần rất dễ dàng còn lại là bán. Nhớ rằng nếu bạn thành công với bốn bước trên thì chính khách hàng sẽ đề nghị được mua, được sử dụng sản phẩm – dịch vụ của bạn. Khi khách hàng chọn mua rồi thì bạn chỉ là người hỗ trợ làm nốt các thủ tục còn lại.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *